1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ HÒA TAN VIỆT NAM
1.1 XU HƯỚNG-TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1.1 XU HƯỚNG CHUNG NGÀNH CÀ PHÊ HÒA TAN
Ngày nay, với xu hướng tiềm năng phát triển lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan là một chiến lược hàng đầu được chính phủ quan tâm, Với nhiều cơ chế thuận lợi và xây dựng nhiều dự án để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp này là rất cao.
Tại vì sao, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới ( thống kê năm 2019-Nguồn: Tổng cục hải quan) nhưng hầu như ngành công nghiệp đặc biệt này chỉ mới dừng lại ở sản xuất thô , xuất khẩu thô là chủ yếu. Thật sự là một điều đáng buồn với những lợi thế mà tự nhiên đã ban tặng cho mãnh đất chữ ” S” trù phú này.
Vì thế, hiện nay nhà nước Việt Nam đang có nhiều dự án Khoa Học Công nghệ để thu hút chất xám giải quyết bài toán phát triển lĩnh vực ngành nông nghiệp nói chung và ngành chế biến cà phê hòa tan nói riêng.
Cà phê hạt, cà phê bột rang xay, cà phê bột hòa tan
1.1.2 TIỀM NĂNG CÀ PHÊ HÒA TAN
Theo báo cáo của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu cà phê 8 tháng năm 2019 ước đạt 1,17 triệu tấn và gần 2 tỷ USD,
Từ đầu năm đến nay, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9%. Ngoại trừ Philippines và Malaysia có giá trị xuất khẩu cà phê tăng lần lượt 22% và 3,7%, hầu hết các thị trường chính còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Theo các thống kê, các dòng cà phê robusta tại Việt Nam được các đối tác châu Âu rất quan tâm vì nó phù hợp với hệ thống chế biến cà phê hòa tan hiện đại và cả bài toán kinh tế ( Giá trị cà phê Việt Nam vẫn còn đánh giá thấp hơn so với Brazin).
Về hoạt động chế biến, chế biến cà phê nhân đến nay đã đạt công suất trên 1,2 triệu tấn đủ phục vụ cho ngành nên chất lượng cà phê nhân từ năm 2010 ít bị khách hàng phàn nàn kể cả sàn Liffe London cũng thừa nhận.
Đối với chế biến cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1, hiện tổng công suất các nhà máy chế biến cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1 đạt 96.000 tấn/năm, dự kiến đến năm 2022 công suất sẽ tăng lên 200.000 tấn/năm. Đây là kết quả đáng mừng về tiềm năng phát triễn ngành cà phê hòa tan trong thời gian qua.
2.1 NHÀ ĐẦU TƯ CÀ PHÊ HÒA TAN TẠI VIỆT NAM
2.1.1 NHÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CÀ PHÊ HÒA TAN TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay, công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam đều bị các ông lớn châu Âu như Devex, GEA Niro (Đan Mạch), Neoneotec… thâu tóm với hướng chỉ cung cấp công nghệ nhưng không chuyển giao.
2.1.2 NHÀ ĐÂU TƯ NHÀ MÁY TẠI VIỆT NAM
Riêng thị trường trong nước, các ”ông lớn cà phê hòa tan trên thế giới” đã cung cấp công nghệ cho các nhà máy sản xuất dây chuyền như:
- Vina cafe Biên Hòa
- Công Ty TNHH Nestle
- Tập đoàn Trung Nguyên
- Công ty TNHH Olam VN
- Công ty cà phê An Thái
- Công ty cà phê Mê Trang
- Công ty cà phê Ngon
- Công ty Cổ Phần Tín Nghĩa
- Công ty Intermex
- Công ty cổ phần Trần Quang
Bên trên là danh sách các công ty đang kinh doanh lĩnh vực cà phê hòa tan tại Việt Nam, nhưng tiếc thay chưa có 1 đơn vị Việt Nam nào đứng ra để đầu tư tìm hiểu công nghệ dây chuyền cà phê hòa tan. Việc bị lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài rất khó chịu trong việc quản lý và xử lý sau này. Với tiềm năng phát triển ngành cà phê hòa tan hiện tại, tôi nghĩ các công ty liên quan , các hiệp hội cà phê cần ngồi lại để bàn lại việc có nên đầu tư nghiên cứu và chế tạo 1 hệ thống chế biến cà phê hòa tan.
Điều này thật sự là cần thiết, nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan sẽ tăng mạnh bởi giới trẻ VN đang dần thích nghi với thói quen dùng nhanh, dùng tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo hương vị cà phê vẫn mang một hương vị đặc biệt với sự pha trộn giữa đường, sữa và phê hòa tan.
3.1 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ HÒA TAN TẠI VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU.
Thật sự đây là một điều trăn trở cho tất cả mọi người đang là tín đồ cà phê, việc hiểu và xây dựng được qui trình cà phê hòa tan là một điều không thể tưởng tượng nổi nếu bạn không có một team tìm hiểu và xây . Qui trình công nghệ chế biến cà phê hiện tại đầu tư tại Việt Nam được trình bày phía dưới ( kiến thức được tìm hiểu tham khảo trên internet).
Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ như bột (granule). Ba bước đó là: Khử “giai đoạn đầu” (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô.
- Khử giai đoạn đầu: Trước khi khử những chất hoà tan, các hợp chất dễ bay hơi được loại bỏ. Thường thì việc này được thực hiện bằng cách cho hơi đi qua lớp cà phê đã được rang và xay.
- Khử những chất hoà tan của cà phê: Nước được sử dụng như một dung môi. Những chất hoà tan có thể được khử bằng ba cách: khử bằng bộ lọc (percolation batteries), khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-current system) và phương pháp hỗn hợp (slurry extraction).
- Phương pháp khử bằng bộ lọc: Cà phê được giữ trong một hệ thống ống. Sau đó nước nóng được cho qua hệ thống và khử những chất hoà tan có trong cà phê. Những chất này được tách khỏi hệ thống, còn cà phê sau khi đã tách chiết thì được thải ra ngoài.
- Phương pháp khử bằng hệ thống “nước ngược”: Cà phê được giữ trong một ống máng nghiêng, sau đó được đẩy lên trên nhờ hai đinh quay với tốc độ cao. Nước nóng sau đó được đưa vào phần trên của ống máng, làm những chất hoà tan trong cà phê bị khử và dung dịch thoát ra qua phần đáy ống máng.
- Phương pháp khử hỗn hợp: Cà phê và nước được trộn lẫn với nhau trong một bể, sau đó được tách ra nhờ bơm li tâm.
- Sấy khô: Có hai phương pháp chính dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying).
- Sấy đông lạnh: Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá. Nhờ quá trình thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền.
- Phương pháp sấy phun: Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô.
- Tham khảo nguồn: Quy trình chế biến- sản xuất Cà phê hòa tan
4.1 CÔNG NGHỆ PHỤ TRỢ- ĐÓNG GÓI CHO DÂY CHUYỀN CÀ PHÊ HÒA TAN.
Lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan là một lĩnh vực hoàn toàn mới, công nghệ cao đòi hỏi con người và máy móc ở đây đều phải hoạt động một cách liên tục , đảm bảo sản xuất không gián đoạn thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thật sự, đi kèm với công nghệ là hệ thống công nghiệp phụ trợ rất quan trọng, cụ thể chính là hệ thống máy đóng gói cà phê hòa tan trong mỗi nhà máy. Ngày nay, với mạng lưới thông tin phát triển, nhiều thông tin về thị trường cà phê càng ngày càng phong phú và đa dạng. Đi kèm với đó cũng có nhiều mẫu máy đóng gói mới để phù hợp với nguyên vật liệu cà phê.
Hiểu được nhu cầu ấy, công ty NY TECH đã cho ra nhiều sản phẩm máy đóng gói với nhiều kiểu dáng công nghiệp khác nhau như : Máy đóng gói 4 biên, máy đóng gói 3 biên, máy đóng gói cà phê que.
máy đóng gói cà phê dạng que
Tham khảo: máy đóng gói cà phê hòa tan cho dây chuyền sản xuất tự động
Tham khảo: Máy đóng gói đường que cho dây chuyền sản xuất tự động